Hacker of the death
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 8 người, vào ngày Sun Aug 28, 2016 12:11 am

lap trinh C bai 3

Go down

lap trinh C bai 3 Empty lap trinh C bai 3

Bài gửi by dessgod Tue Aug 16, 2011 9:09 pm

Bài 3 Biến, Toán tử và Kiểu dữ liệu

Mục tiêu:

Kết thúc bài học này, bạn có thể:

 Sử dụng biến, kiểu dữ liệu và biểu thức số học.

Phần I – Trong thời gian 1 giờ 30 phút đầu:

3.1 Biến

Như chúng ta đã biết, Biến là tên đặt cho vị trí bộ nhớ máy tính, có thể dùng để lưu trữ các giá trị khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Trong chương này, chủ yếu chúng ta sẽ học cách tạo và sử dụng biến.

3.1.1 Tạo biến

Tạo biến bao gồm việc tạo kiểu dữ liệu và tên hợp lý cho biến, ví dụ:

int currentVal;

Trong ví dụ trên, tên biến là “currentVal” có kiểu dữ liệu là số nguyên (integer).

3.2 Kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu định nghĩa loại giá trị mà sẽ được lưu trong một biến nào đó, ví dụ:

int currentVal;

Trong ví dụ trên “int” chỉ rằng biến currentVal sẽ lưu giá trị kiểu số nguyên (integer).

3.3 Biểu thức số học

Một biểu thức số học trong C bao gồm một tên biến nằm phía bên trái của dấu “=”, tên biến hoặc hằng nằm bên phải dấu “=”. Biến và hằng nằm bên phải của dấu “=” được nối với nhau bởi những toán tử số học như +, -, *, và /. Thí dụ,

delta = alpha * beta / gamma + 3.2 * 2 / 5;


Bây giờ chúng ta xét một chương trình tính tiền lãi đơn giản như sau

Ví dụ 1:

1. Gọi trình soạn thảo để nhập những câu lệnh cho chương trình C.

2. Tạo ra một tập tin mới.

3. Nhập vào đoạn mã sau:

#include

void main()
{
int principal, period;
float rate, si;

principal = 1000;
period = 3;
rate = 8.5;

si = principal * period * rate / 100;

printf(“%f”, si);
}

Ðể thấy kết quả ở đầu ra, thực hiện tiếp các bước sau:

4. Lưu tập tin với tên myprogramI.C.

5. Biên dịch tập tin myprogramI.C.

6. Thực thi chương trình myprogramI.C.

7. Trở về trình soạn thảo.

Mẫu kết xuất cho chương trình trên như hình sau:



Hình 3.1: Kết quả của myprogramI.C



Ví dụ 2:

1. Tạo một tập tin mới.

2. Gõ vào mã sau:

#include

void main()
{
int a, b, c, sum;

printf(“\nEnter any three numbers: ”);
scanf(“%d %d %d”, &a, &b, &c);

sum = a + b + c;

printf(“\n Sum = %d”, sum);
}

3. Lưu tập tin với tên myprogramII.C.

4. Biên dịch tập tin myprogramII.C.

5. Thực thi chương trình myprogramII.C.

6. Trở về trình soạn thảo.

Mẫu kết quả ở đầu ra của chương trình trên như hình sau:



Hình 3.2: Kết quả của myprogramII.C


Phần II – Trong thời gian 30 phút kế tiếp:

1. Viết một chương trình nhập vào một số và tính bình phương của số đó.
Hướng dẫn: Thực hiện theo các bước sau:
a. Nhập vào một số.
b. Nhân số đó với chính nó và hiển thị kết quả đó.


Bài tập tự làm

1. Viết chương trình tính diện tích và chu vi của một vòng tròn.

2. Viết chương trình nhập lương và tuổi của một người và hiển thị các số vừa nhập đó ra màn hình.






















dessgod
Super Moderator
Super Moderator

Tổng số bài gửi : 36
Số điểm : 99
Số lần được thanks : 0
Join date : 13/08/2011
Age : 27
Đến từ : liên sơn - lak

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết